• 103 Đường số 7, khu dân cư Cityland CenterHills Phường 7, Quận Gò Vấp

Bài viết mới

Cải thiện E-A-T: Bước đột phá để leo lên đỉnh SEO
14/06/2023
Cải thiện E-A-T: Bước đột phá để leo lên đỉnh SEO

E-A-T không chỉ là một thuật ngữ mới mà là một khái niệm tổng quát mô tả khả năng của một trang web để cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy v&...

Admin
Cách tạo chiến lược social media hấp dẫn và thu hút
03/06/2023
Cách tạo chiến lược social media hấp dẫn và thu hút

Khám phá cách tạo chiến lược Social media hiệu quả để tăng cường thương hiệu, tương tác với khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh. Tận dụng các chiến thuật...

Admin
Chiến lược nội dung sáng tạo: Kỹ thuật để thu hút và giữ chân khách hàng
17/05/2023
Chiến lược nội dung sáng tạo: Kỹ thuật để thu hút và giữ chân khách hàng

Khám phá bí quyết thành công với chiến lược nội dung thông minh và hấp dẫn. Đừng bỏ lỡ!

Admin
Nội dung chất lượng là gì và cách tạo nội dung chất lượng
10/04/2023
Nội dung chất lượng là gì và cách tạo nội dung chất lượng

Nội dung chất lượng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một chiến lược tiếp thị kết hợp với SEO. Nó giúp tăng khả năng thu h...

Admin
Bounce rate là gì? 8 cách giảm tỷ lệ thoát nhanh chóng
02/04/2023
Bounce rate là gì? 8 cách giảm tỷ lệ thoát nhanh chóng

Bounce rate - một chỉ số đánh giá hiệu quả của trang web của bạn. Nó cho biết tỷ lệ người truy cập chỉ xem một trang trên trang web của bạn trước khi rời đi. Cải thiện tỷ lệ này sẽ gi&uacu...

Admin

Chắc hẳn, bạn đã từng nghe qua về tầm quan trọng của SEO nhưng bạn có biết chiến lược SEO hiện tại của website đang hoạt động như thế nào không? Khi nói đến doanh nghiệp và SEO, việc bắt đầu ở đâu có thể là một vấn đề khá nan giải. Song, Onpage Audit là một trong những việc làm đầu tiên giúp bạn dễ dàng hơn trong việc triển khải và cải thiện chiến lược SEO của mình.

Thực hiện kiểm tra để đánh giá sự “hòa hợp” giữa công cụ tìm kiếm và website là điều cần thiết. SEO Audit nói chung và Onpage Audit nói riêng sẽ xem xét nhiều yếu tố, chẳng hạn như về mặt nội dung, các liên kết và cấu trúc web,... Khi nắm được những yếu tố này hoạt động như thế nào, việc tối ưu hóa lượng truy cập tự nhiên cho website sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.

Ở bài chia sẻ trước, chúng ta đã tìm hiểu tổng quan về cách thực hiện SEO Audit, bài viết này, hãy cùng đi chi tiết hơn về Onpage SEO Audit nhé. Nhưng trước tiên, bạn cần hiểu SEO Onpage là gì.

Onpage Audit là gì?

Onpage Audit là quá trình kiểm tra các vấn đề trên trang web như: tiêu đề, từ khóa, thẻ heading, thẻ mô tả, các liên kết,....nhằm cải thiện mức độ đánh giá của Google cho từng trang trên website. Từ đó dễ dàng nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm Google.

Thực hiện Onpage Audit có thể giúp bạn:

  • Biết được tình trạng trang SEO trên trang của bạn.
  • Hiểu các vấn đề cản trở khả năng hiển thị trực tuyến của doanh nghiệp bạn.
  • Có thể tìm hiểu được liệu các công cụ tìm kiếm quét và lập chỉ mục cho trang web của bạn hay không.
  • Luôn cập nhật cho bạn những phát triển mới nhất trong tiếp thị công cụ tìm kiếm (SEM).

Kiểm tra SEO Onpage giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc và thực tế hơn về quá trình thực hiện SEO của mình. Vì vậy, nên thực hiện kiểm tra định kỳ để bạn có thể “kịp thời” cập nhật những thông tin mới nhất về “thế giới SEO”.

Cách thực hiện kiểm tra Onpage (Onpage Audit)

Bạn có thể tự mình kiểm tra hoặc thuê một đội ngũ, chuyên gia để thực hiện kiểm tra Onpage cho website của mình. Song, hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ qua các yếu tố sau để đảm bảo tối ưu trang web tốt nhất có thể.

Thẻ tiêu đề

Thẻ tiêu đề và thẻ mô tả (meta description) là các yếu tố quan trọng để SEO tốt. Mỗi trang trên website của bạn nên có tiêu đề là “độc nhất vô nhị”, điều đó có nghĩa là bạn cần phải có một thẻ tiêu đề khác nhau trên mỗi trang.Thẻ tiêu đề giúp công cụ tìm kiếm biết được chủ đề mà trang của bạn muốn đề cập tới là gì. Nó được hiển thị dưới dạng siêu liên kết (hyperlink) trong tìm kiếm Google.

Tối ưu Thẻ tiêu đề

Các thẻ tiêu đề có ảnh hưởng sâu sắc trong bảng xếp hạng Google. Do đó, hãy dành thời gian để sáng tạo những điều thật hay nhé. Và đừng quên chèn từ khóa hoặc từ khóa liên quan đến nội dung trong thẻ tiêu đề, song, hãy đảm bảo tính tự nhiên và không lặp lại hay nhồi nhét quá từ khóa nhiều lần trong tiêu của mình nhé. Một tiêu đề “tối ưu” nên có độ dài từ 60 - 70 ký tự.

Website của bạn có sở hữu những tiêu đề “độc nhất vô nhị” chưa?

Thẻ mô tả (Meta Description)

Thẻ mô tả là một đoạn ngắn diễn tả những gì mà trang bạn muốn nói đến trong nội dung của mình, bước đầu kích thích người đọc quyết định có nên hành động truy cập vào xem nội dung chi tiết của trang hay không.

Tối ưu Thẻ mô tả (Meta Description)

Thẻ mô tả không là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp trong bảng xếp hạng Google của bạn, nhưng một mô tả hay có thể mang đến nhiều lượt click cho trang web của bạn hơn. Giống như thẻ tiêu đề, thẻ miêu tả nên gói gọn trong khoảng 160 - 170 ký tự, và đương nhiên nó cũng phải “chứa” những từ khóa liên quan đến nội dung.

Nội dung chính của bạn có hấp dẫn và liên quan không?

Kiểm tra Nội dung trên trang

Để tận dụng cơ hội SEO tốt nhất có thể, nội dung bài viết của bạn nên độc nhất vô nhị và nguyên bản. Bạn có thể sử dụng công cụ Copyscape (phần mềm kiểm tra sự trùng lặp) để đảm bảo rằng nội dung của bạn không có bất kỳ bản sao nào. Gỡ bỏ hoặc De-index bất kỳ nội dung lặp đi lặp lại mà bạn tìm thấy.

Xem thêm: 

  • Cách viết nội dung trên website
  • Duplicate Content là gì?

Nội dung bài viết của bạn phải hữu ích, thông tin đầy đủ và lôi cuốn với khách hàng. Đồng thời, hãy đảm bảo lịch đăng bài đều đặn, và nên ghi nhớ rằng chất lượng vẫn hơn số lượng.

Liên kết nội bộ của bạn có liên quan không?

Đường liên kết giữa các trang của bạn với nhau cải thiện đến những trải nghiệm người dùng và cũng có thể ảnh hưởng đến bảng xếp hạng tìm kiếm của Google. Nếu bạn có những đường liên kết nội bộ (Internal link), hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng anchor text thật chính xác. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng trang web mà bạn đang liên kết có liên quan với nhau. (Mẹo nhỏ: Đối với một trang khoảng 1000 từ, bạn nên có khoảng 2-10 đường liên kết nội bộ).

URL trang web của bạn có ngắn gọn và rõ ràng hay không?

Một cách lý tưởng nhất, URL cho mỗi trang nên độc nhất vô nhị và được định dạng đúng. Dưới đây là ví dụ về URL lý tưởng và chưa lý tưởng.

  • Chưa lý tưởng: http://www.yourwebsite.com/post=121357362
  • Lý tưởng: http://www.your website.com/page-title 

Một URL tốt luôn bao gồm từ khóa và mô tả ngắn gọn, vắn tắt đến chủ đề. Hãy lưu ý rằng, mặc dù URL mô tả rất tuyệt vời, nhưng nếu bạn không có thì đây là một khía cạnh trang web khó thay đổi. Bởi, nếu thay đổi URL một cách đột ngột có thể sẽ ảnh hưởng ngược lại đến bảng xếp hạng của bạn trên công cụ tìm kiếm hơn những gì bạn kỳ vọng. Hãy nên cần nhắc, nói chuyện với SEO Expert (chuyên gia SEO) trước khi bạn tiến hành cập nhật bất kì cấu trúc URL nào nhé.

Kiểm tra Liên kết trên trang

Tất cả các đường liên kết trong trang web của bạn có đang hoạt động không?

Các liên kết bị chập chờn sẽ tạo cho người dùng một trải nghiệm không tốt và có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bảng xếp hạng Google của bạn, nó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chúng. Bạn có thể sử dụng công cụ Online Broken Link Checker để bạn đảm bảo rằng các đường liên kết vẫn đang hoạt động trên trang của mình.

Nội dung của bạn có được tổ chức hợp lý hay không?

Cấu trúc của một trang web trực quan và rõ ràng sẽ thúc đẩy qua trình SEO tốt và trải nghiệm người dùng cũng thuận lợi hơn. Nội dung nên được phân thành nhóm với các danh mục và các trang liên quan.

Tất cả hình ảnh của bạn có đúng kích thước và thẻ ALT hay không?

Kiểm tra Alt text cho hình ảnh

Để tối ưu hóa hình ảnh của bạn cho SEO, hãy đảm bảo rằng những hình ảnh của bạn có gắn thẻ ALT (thẻ mô tả hình ảnh. Các công cụ tìm kiếm sẽ sử dụng thẻ ALT như là của thuật toán tìm kiếm hình ảnh của họ..

Tất cả các hình ảnh nên được nén để giảm kích thước của chúng. Nếu bạn sử dụng nhiều hình ảnh, bạn nên cân nhắc sử dụng CDN (Content Delivery Network - Mạng phân phổi nội dung) cho website của mình. Việc có nhiều tập tin hình ảnh lớn trong trang của bạn có thể làm chậm quá tải trang một cách mạnh mẽ.

Thời gian tải trang của bạn là bao nhiêu?

Kiểm tra tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang web của bạn như thế nào,cũng là 1 trong những yếu tố quyết định được việc người sử dụng tiếp tục ở lại hay rời đi. Thêm nữa ,Google luôn ủng hộ những trang web có thời gian tải nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí của Google để check cho trang của mình nhanh chóng.

Bạn đã sẵn sàng để kiểm tra trang web của bạn chưa?

Bằng cách thông qua từng các yếu tố trên trong từng trang, bạn sẽ khám phá ra khá nhiều những thay đổi có thể cải thiện khi thực hiện Onpage Audit. Phương pháp này là một cách hay để khởi động bất cứ chiến dịch SEO nào, hãy cảm nhận xem các trang hiện tại của bạn đang được thiết lập như thế nào.

Hầu như, các yếu tố SEO OnPage rất dễ để bố trí, nó phụ thuộc vào nhu cầu SEO của bạn và các tiêu chuẩn trang web hiện tại của bạn. Việc kiểm tra OnPage có thể sẽ trở nên rất rộng lớn và có thể là một thử thách để khắc phục, thậm chí càng khó khăn hơn, nếu như bạn thiếu chuyên môn về kỹ thuật. Do đó, nếu chưa thể tự mình thực hiện, giải pháp tối ưu chính là nhờ đến sự giúp sức của đội ngũ chuyên môn, các Agency cung cấp dịch vụ Audit như HTH Digital luôn sẵn sàng phục vụ.

LIÊN HỆ

Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận thêm tư vấn.